Lá tía tô vẫn được biết đến như một bài thuốc chữa cảm cúm hữu hiệu. Nhưng ngoài ra lá tía tô không chỉ có thể sử dụng để ăn hoặc uống trực tiếp, mà tắm lá tía tô còn mang lại hiệu quả tốt cho da và sức khỏe không ngờ, bạn đã biết chưa?

1. Những hiệu quả không ngờ của tắm lá tía tô có thể bạn chưa từng biết
Theo Y học phương Đông, lá tía tô là một vị thuốc nhiệt tính, có tác dụng giữ ấm và chữa các bệnh phong hàn, cảm cúm thông thường tốt. Nhưng ngoài công dụng và cách thức ăn hoặc uống lá tía tô trực tiếp đó, cách tắm lá tía tô còn có những hiệu quả không ngờ.
Khi lá tía tô được đun ở nhiệt độ nước cao, có thể tiết ra chất dinh dưỡng giúp tẩy tế bào chất, tăng độ đàn hồi cho da và chống lão hóa. Vì vậy tắm bằng nước lá tía tô có thể giúp bạn có được làn da trắng mịn hơn.
Ngoài ra, áp dụng cách thức trị rôm sảy cho trẻ nhỏ bằng tắm lá tía tô cũng có thể coi như một phương thức thiên nhiên hết sức an toàn và hiệu quả.
2. Những cách áp dụng tắm lá tía tô để dưỡng da
» Tắm bằng nước lá tía tô hấp nước sôi
B1: Chọn nguyên liệu tươi, vệ sinh sạch với nước muối và phơi khô rồi mới sử dụng.
B2: Cho lá tía tô vào nồi đựng nước sôi, đậy nắp kín trong khoảng 15-20 phút để hơi nước hấp hơi giúp lá tan những chất dinh dưỡng có ích vào nước.
B3: Bỏ lá ra, pha thêm nước để tắm như bình thường.
» Massage bằng lá tía tô dằm nhuyễn và ngải cứu
B1: Làm sạch nguyên liệu bằng nước muối và làm khô, gồm: lá tía tô, lá ngải cứu, nước cốt chanh ( tỉ lệ 2:2:1).
B2: Dằm nhuyễn lá tía tô và lá ngải cứu rồi đun cùng nước cho đến khi nguyên liệu đặc lại thành dạng tinh dầu đặc.
B3: Tiếp theo vắt phần bã thu được với nước cốt chanh và dùng để massage trên da.
B4: Cuối cùng tắm lại bằng nước ấm để tránh bụi rau dính trên da.

» Tắm lá tía tô để trị rôm sảy ở trẻ nhỏ
B1 +2 +3: Chuẩn bị như với người lớn khi sử dụng lá tía tô để dưỡng da
B4: Chú ý khi chuẩn bị lại nước để tắm cho trẻ, sau khi tắm bằng nước lá nên tắm sơ lại để làm sạch da hoàn toàn cho bé.
3. Những lưu ý khi sử dụng tắm lá tía tô để chăm sóc da hoặc trị rôm sảy ở trẻ nhỏ
- Chọn chất liệu lá tươi, không sâu. Chú ý chọn lá màu nhạt, phiến lá mỏng vì trong lá non có nhiều tinh dầu tốt hơn cho da.
- Vệ sinh nguyên liệu bằng nước muối nhưng sau đó phải rửa sạch để tránh muối còn bám trên nguyên liệu.
- Để tránh kích ứng hoặc dị ứng cho da thì bạn nên thử bằng nước lá tía tô đun trước, không có hiện tượng lạ mới bắt đầu áp dụng phương pháp này.
- Một tuần có thể tắm lá tía tô 2-3 lần, không nên quá lạm dụng vì mỗi loại da lại cần những cách chăm sóc khác nhau.
- Nếu không thấy hiệu quả hoặc có những kích ứng lạ, hãy đến cơ sở y tế da liễu để khám lại, không nên tiếp tục áp dụng.