Tuy phương pháp chữa các bệnh nhẹ ngoài da bằng tắm lá khế khá hiệu quả, nhưng nguồn thông tin về phương pháp này lại ít. Vậy thông qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn về thông tin tắm lá khế sao cho hiệu quả mà dễ dàng nhất.

1. Các bệnh nhẹ ngoài da có thể áp dụng phương pháp tắm lá khế
Theo Y học phương Đông, lá khế có vị chát, loại cây hàn tính, có khả năng làm giảm nhiệt độc, có lợi cho bài tiết. Thường được sử dụng chữa mẩn ngứa, mẩn đỏ, da lở ngứa hoặc nổi nhọt do nóng trong.
Các loại bệnh nhẹ ngoài da có thể chữa khỏi bằng phương pháp tắm lá khế là: mề đay, dị ứng, da kích ứng, viêm da cơ địa,…
Vì có thể áp dụng phương pháp này trên nhiều loại bệnh và nhiều loại da nên cũng có những cách thức sơ chế lá khế khác nhau trước khi sử dụng. Ngoài ra, phương pháp có thể được áp dụng hiệu quả với các bệnh ngoài da của trẻ nhỏ.
2. Cách tắm lá khế sao cho hiệu quả và dễ dàng nhất?
» Trực tiếp lau vùng mẩn ngứa bằng lá khế rang khô nóng
Sau khi lấy lá khế về, bạn hãy rửa sạch lá, tránh để lá còn dính bụi, bẩn, hay côn trùng nhỏ. Nếu sử dụng lá không sạch chữa trị, sẽ khiến bệnh ngoài da càng thêm nghiêm trọng. Có thể ngâm lá khế trong nước muốitừ 3-5 phút.
Kế đến, hãy đem lá khế phơi dưới nắng hoặc để trên cao giúp lá ráo nước nhanh, và đem lá đi rang trên lửa lớn cho đến khi lá quắt khô lại.
Khi còn nóng là lúc các chất tốt của lá được tích tụ lại nhiều nhất, nhưng hãy đợi một lát để tránh bị bỏng rồi mới bọc phần lá rang bằng khăn khô hoặc trực tiếp chà lên phần bị mẩn ngứa, nổi mề đay.
» Tắm bằng nước lá khế đun sôi
Với cách thức này, bạn cần sử dụng lá khế và chuẩn bị nhiều nguyên liệu nhiều hơn: khoảng 200gr lá khế; 3l nước; muối.
Sau khi vệ sinh lá và nối nấu, bạn có thể đổ các nguyên liệu vào theo thứ tự chuẩn bị, đun trên lửa cho đến khi sôi là bắc ra. Sử dụng nước lá tắm như khi tắm bình thường.
Ngoài ra, sau khi tắm có thể dùng bã lá khế để đắp qua trên phần da bị mẩn ngứa để tăng hiệu quả.

3. Những lưu ý khi sử dụng phương pháp tắm lá khế
- Chú ý vệ sinh kỹ phần lá khế vì khế mọc ở nhiều nơi đất ẩm, dễ dính bụi bẩn hay bị những côn trùng nhỏ bám lên. Nếu vệ sinh không kỹ có thể khiến bệnh ngoài da càng thêm nghiêm trọng.
- Khi rang hoặc nấu lá cần chú ý đến lượng nguyên liệu cần dùng. Tùy theo vùng da mẩn ngứa nên sử dụng vừa phải, chia nhỏ quá trình sẽ có được hiệu quả cao hơn.
- Khi chà phần lá khế rang khô lên da chú ý lực đạo, tránh làm lở loét thêm vùng da bị tổn thương.
- Nếu như không thấy hiệu quả hãy đến gặp bác sĩ da liễu vì có thể cơ địa của bệnh nhân không phù hợp với phương pháp, cần có một trị liệu khác.
» Những lưu ý đặc biệt khi áp dụng tắm lá kế cho trẻ

- Tuy sử dụng khi lá khế còn nóng tốt nhưng da trẻ vẫn khá nhạy cảm, để tránh bị bỏng, các mẹ nên cần đặc biệt chú ý nhiệt độ khi dùng nước lá và lá rang khô khi lau mẩn ngứa cho trẻ.
- Hãy thử trước bằng nước lá khế đun sôi trên tay trẻ trước khi tắm hoàn toàn cho trẻ bằng lá khế, không có hiện tượng gì kỳ lạ mới áp dụng tắm lá khế cho trẻ, tránh kích ứng hoặc dị ứng da ở trẻ.
- Không nên quá lạm dụng phương pháp Đông Y dân gian này, nếu trẻ không có dấu hiệu phục hồi tốt, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế da liễu uy tín để khám lại.