Lá bạch đàn tuy rất tốt nhưng lại ít phổ biến về tác dụng chữa bệnh. Vậy hãy cùng qua bài viết dưới đây và tìm hiểu kỹ về những lợi ích mà không phải ai cũng biết của tắm lá bạch đàn nhé!

1. Những công dụng dược lý của lá bạch đàn
Thành phần của lá bạc hà có rất nhiều tinh dầu khuynh diệp và có đặc tính kháng khuẩn mạnh. Vì vậy lá bạch đàn có giá trị cao trong sản xuất tinh dầu và công nghiệp mỹ phẩm.
Hơn nữa giá trị y học của lá bạch đàn cũng phổ biến, được sử dụng chữa các bệnh như trị ho, thông đờm, hôi nách, đau nhức xương khớp và mẩn ngứa ngoài da.
Chữa trị các bệnh bằng phương pháp tắm lá bạch đàn là một lựa chọn tự nhiên, an toàn, hiệu quả mà không hề tốn kém.
2. Cách nấu nước tắm lá bạch đàn
B1: Chuẩn bị nguyên liệu
- Chọn nguyên liệu lá bạch đàn không quá già và không nên quá non, màu lá tươi và không rách nhiều.
- Rửa sạch nguyên liệu bằng nước muối để tẩy sạch bụi bẩn hay ấu trùng nhỏ có hại bám trên phiến cũng như cuống lá.
- Để lá ráo nước dưới nắng hoặc trên cao rồi mới bắt đầu dùng để nấu nước tắm.
B2: Cách nấu nước tắm
- Cho lá bạch đàn đã chuẩn bị vào nước, đun đến khi sôi và nước chuyển màu, khi đó là lúc hơi nước nóng hấp lên giúp lá tiết ra hoàn toàn những dưỡng chất cần thiết vào nước.
- Bỏ bã lá, dùng nước thu được tắm hoặc xông để chữa bệnh cảm hoặc nhức xương.
- Khi bị ngứa hoặc mẩn thì tắm thường xuyên. Với bệnh hôi nách, giữ lại bã lá hoặc dùng lá tươi vò nát để bôi lên vùng nách để tăng hiệu quả.
3. Những lưu ý khi áp dụng phương pháp tắm lá bạch đàn

- Khi chọn nguyên liệu cần đảo bảo nguồn gốc và chất lượng để chắc chắn lá không bị phun thuốc sâu hoặc chứa thuốc bảo vệ thực vật có hại.
- Chú ý khi nấu nước tắm không quá đặc và không quá loãng, nếu vậy đều không đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Nếu sau thời gian sử dụng không thấy có hiệu quả thì nên dừng lại ngay hoặc nếu có dấu hiệu lạ thì nên đi khám và xin ý kiến của bác sĩ da liễu.
Tham khảo thêm:
- Tắm lá bưởi có lợi ích ra sao và cần phải chú ý những gì?
Làn da trong mơ sẽ không còn quá xa vời sau khi áp dụng tắm lá bạc hà nữa!