Lá mơ không chỉ có tác dụng về thêm mùi vị cho thực phẩm mà còn có giá trị chăm sóc sức khỏe rất tốt khi dùng nấu làm nước tắm. Vậy bạn đã biết nhưng công dụng của tắm lá mơ chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Những công dụng dược lý của lá mơ
Lá mơ có nhiều dưỡng chất giúp thanh nhiệt, giải độc và sát trùng. Ngoài ra lá mơ có tác dụng đến thần kinh như thuốc kháng sinh.
Hơn nữa, lá mơ có tác dụng chống viêm, điều trị ho và chữa các bệnh rôm sảy, bệnh ngoài da ở trẻ nhỏ. Sử dụng như một loại phương pháp tắm lá mơ tự nhiê, an toàn, hiệu quả.

2. Cách nấu nước tắm lá mơ
B1: Chuẩn bị nguyên liệu
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm: lá mơ, cỏ mần trầu, cỏ nhọ nồi, rau má, cam thảo dây, trần bì, gừng.
- Nguyên liệu còn tươi và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Vệ sinh kỹ nguyên liệu để loại bỏ tạp chất trước khi dùng để nấu nước tắm.
B2: Chuẩn bị nấu nước tắm
- Cho nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi nước cùng đun lên đến khi sôi và nước đổi màu. Đó là lúc những dưỡng chất có lợi trong các nguyên liệu được hấp hơi nước nóng và hòa với nước.
- Bỏ phần cái, chỉ lấy nước để tắm. Khi tắm có thể pha thêm nước nóng hoặc lạnh để có nhiệt độ nước tắm phù hợp.

3. Những lưu ý khi sử dụng tắm lá mơ
- Chọn nguyên liệu có nguồn gốc xuất xứ để đảm bảo nguyên liệu không chứa thuốc trừ sâu hoặc có hóa chất bảo vệ thực vật có hại.
- Vì nguyên liệu nhiều nên trước khi tắm cần thử trên da tay để chắc chắn da không kích ứng rồi mới áp dụng để chữa bệnh giải nhiệt hoặc ho trên toàn thân.
- Nước tắm không nên quá loãng hay quá đặc vì nếu nguyên liệu và lượng nước có tỉ lệ không đều thì hiệu quả phương pháp đạt được sẽ thấp hơn.
- Nếu sau khi sử dụng 1-2 tuần không thấy hiệu quả mà thậm chí là dấu hiệu tệ hơn thì nên dừng áp dụng tắm lá mơ ngay và đi khám lại tại cơ sở y tế có uy tín hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ.
Tham khảo thêm: