Tắm lá mùi vào ngày 30 Tết là một tục lệ khá nổi tiếng với người dân Việt Nam. Nhưng ý nghĩa của tắm lá mùi và công dụng của nó với sức khỏe thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng tìm hiểu điều đó qua bài viết dưới đây nhé!
1. Những công dụng chung của lá mùi
Những dưỡng chất trong lá mùi có thể giúp thanh nhiệt, giải độc. Dùng để tắm có thể làm mịn da và gội đầu để mượt tóc.
Vì vậy rất nhiều người sử dụng tắm lá mùi để chăm sóc da, không chỉ vào ngày 30 Tết. Đây là một phương pháp chăm sóc da an toàn, tự nhiên và hiệu quả.

2. Cách nấu nước tắm lá mùi
B1: Chuẩn bị nguyên liệu
- Chọn lá mùi có màu xanh tự nhiên, dùng lá già để nấu nước tốt hơn lá non, và lá phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Vệ sinh kỹ lá mùi bằng cách ngâm nước muối để loại bỏ hoàn toàn tạp chất trên phiến và cuống lá.
- Sau khi vệ sinh thì đợi lá ráo nước hoặc có thể đem phơi nắng để quá trình này diễn ra nhanh hơn.
B2: Chuẩn bị nước tắm lá mùi
- Cho phần lá mùi đã chuẩn bị vào nước, đun đến khi nước và lá chuyển màu, đó là lúc những dưỡng chất tốt trong lá đã được tiết ra và hòa vào nước sôi.
- Sau khi đun sôi, bỏ phần lá, chỉ lấy nước để tắm, gội đầu. Có thể pha thêm nước nóng hoặc lạnh vào nước tắm để có nhiệt độ nước tắm phù hợp.
3. Những lưu ý khi tắm lá mùi

- Chọn những nguyên liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo không mua phải những nguyên liệu bị phun thuốc sâu hay có chứa thuốc bảo vệ thực vật.
- Nước tắm nếu loãng quá hoặc đặc quá đều sẽ không đem lại hiệu quả tối ưu.
- Trước khi tắm nên thử trước trên da tay để chắc chắn da của bạn không bị kích ứng bởi nước tắm lá mùi và sẽ gây hại cho da.
Tham khảo thêm: