Tắm lá tầm bóp chữa được bệnh gì? Cách sử dụng hiệu quả nhất

Tắm lá tầm bóp chữa được bệnh gì? Cách sử dụng hiệu quả nhất

Cây tầm bóp thường biết đến là một loại rau mọc trong tự nhiên, được chế biến thành nhiều món ăn ngon hấp dẫn. Bên cạnh đó cây tầm bóp còn là một loại dược liệu tốt cho sức khỏe. Vậy tắm lá tầm bóp có tác dụng gì không? Chúng ta cùng đi tìm hiểu ngay dưới đây nhé.

Đặc điểm của cây tầm bóp

Cây tầm bóp có tên khoa học Physalis angulata L, thuộc họ cà – Solanaceae, còn được gọi với tên cây đèn lồng, thù lù canh.

Tầm bóp là cây thân thảo, cao khoảng 50-90cm, có phân nhiều cành nhánh. Lá mọc so le, hình bầu dục, chia hoặc không chia thùy. Hoa mọc đơn độc, có cuống mảnh, đài hoa hình chuông, màu xanh, được bao phủ bởi lớp lông tơ mịn bên ngoài. Tràng hoa màu trắng nhạt hoặc vàng tươi, đôi khi điểm những chấm màu tím ở gốc.

Tắm lá tầm bóp chữa được bệnh gì? Cách sử dụng hiệu quả nhất
Tắm lá tầm bóp chữa được bệnh gì? Cách sử dụng hiệu quả nhất

Quả tầm bóp tròn, mọng, nhẵn, khi chưa chín màu xanh, lúc chín chuyển màu đỏ hoặc cam. Ngoài quả có lớp đài bao trùm giống như túi bảo vệ, khi bóp vỡ cho tiếng kêu lốp bốp. Bên trong mỗi quả chứa nhiều hạt li ti, hình thận.

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, trong cây tầm bóp có chứa hoạt chất gồm anthocyanin, các whitasteroid (physalin A-D, F, L-O, physagulin A-G) tính năng ứng chế thành công tế bào ung thư, cùng alcaloid.

Cây tầm bóp chữa bệnh gì?

Lá cây tầm bóp cũng là một loại lá tắm dân gian trong việc điều trị rôm sảy cho trẻ. Những gợi ý chi tiết dưới đây sẽ phần nào giúp bạn khám phá thành công cách tắm lá tầm bóp cho trẻ và các bài thuốc hữu ích.

1. Trị đinh độc, nhọt vú

Khi trên cơ thể mọc đinh đọc, nhọt vú, bạn lấy 40-80g cây tầm bóp tươi, rửa sạch, ngâm bằng nước muối loãng, giã nát, vắt lấy nước cốt để uống. Phần bã giữ lại để nấu thành nước rửa vết thương hàng ngày.

2. Chữa ho khan, viêm họng, phát ban đỏ, thủy đậu, đi tiểu ít

Dùng 15-30g tầm bóp khô (50-100g cây tươi), đem sắc lấy nước uống trong ngày. Thực hiện cho đến khi khỏi bệnh.

3. Trị đờm nhiệt sinh ho, thủy thũng

Trường hợp bị đờm nhiệt sinh ra ho hay thủy thũng, bạn chỉ cần dùng quả tầm bóp chín để ăn. Đồng thời, với hàm lượng lớn tiền vitamin A, vitamin C trong quả còn hỗ trợ phòng ngừa bệnh đường tiết niệu, viêm thận, bệnh Gout và chữa bệnh Scorbut.

4. Trị đái tháo đường

Bệnh nhân đái tháo đường chuẩn bị khoảng 20-30g rễ cây tầm bóp, rửa sạch, để ráo nước; 1 quả tim lợn, lượng bột chu sa vừa đủ. Nấu chung nguyên liệu với nhau trong 20 phút, rồi gạn lấy nước uống.

Mỗi liệu trình đòi hỏi sự liên tục kéo dài trong 5-7 ngày sẽ thấy tình trạng được cải thiện.

5. Bài thuốc trị ung thư (vòm họng, phổi, gan, đại tràng, tử cung)

Bài thuốc 1: Lấy 30g cây thù lù canh khô và 40g cây bách giải. Cho vào sắc cùng 1,5 lít nước, để lửa nhỏ, đến khi cạn còn 700ml thì ngưng, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Bài thuốc 2: Chuẩn bị cây thù lù canh có cành đang mang hoa, quả, lá khô 30g (nếu dùng tươi lấy 100g), bạch truật 20g; mạch môn, cát cánh, huyền sâm, hoàng cầm mỗi thứ 10g, cam thảo 4g.

Toàn bộ dược liệu rửa sạch rồi chặt nhỏ, cho vào nồi, đổ vào bát nước, sắc còn 2 bát, chia uống 2 lần/ngày. Thực hiện bài thuốc liên tục 15-20 ngày, sau đó nghỉ 10 ngày trước khi dùng tiếp đợt thứ 2, 3.

Thành phần hóa học trong cây, quả tầm bóp ứng chế ung thư phát triển

6. Tắm lá tầm bóp trị rôm sảy trẻ nhỏ

Những gia đình có trẻ nhỏ bị rôm sảy, dùng cây tầm bóp tươi nấu nước tắm hàng ngày sẽ nhanh chóng bay hết, trẻ không còn ngứa ngáy.

Tắm lá tầm bóp chữa được bệnh gì? Cách sử dụng hiệu quả nhất
Tắm lá tầm bóp chữa được bệnh rôm sảy ở trẻ

Cách thực hiện: Lựa chọn những cây tầm bóp tươi sau đó lọc nước. Tắm lá tầm bóp hằng ngày cho hết rôm sảy ở trẻ.

Ngoài cách tắm lá tầm bóp thì các bạn cũng có thế tắm lá mơ, tắm lá mùi cũng rất hiệu quả trong việc điều trị rôm sảy.

7. Chữa rối loạn dạ dày

Theo các số liệu thống kê, lượng người mắc bệnh lý liên quan đến dạ dày ngày càng gia tăng rõ rệt ở mọi đối tượng. Nguyên nhân xuất phát từ chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học, đặc trưng công việc, khí hậu, môi trường…

Để hạn chế tình trạng rối loạn dạ dày, bạn hãy sử dụng cây tầm bóp như một loại rau ăn hàng ngày thông qua nhiều cách chế biến như lẩu, luộc, xào, nấu canh…

Qua chia sẻ ở bài viết trên đây, hy vọng bạn đã nắm bắt đặc điểm cây tầm bóp, cách tắm lá tầm bóp. Đồng thời, biết được công dụng cây tầm bóp, và áp dụng thành công các bài thuốc trị bệnh hiệu quả.